Triều đại Shepseskare

Vị trí trong biên niên sử

Vị trí tương đối trong biên niên sử và niên đại xác thực của triều đại Shepseskare hiện vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Bản khắc Saqqara ghi lại rằng ông là vị vua đã kế vị Neferirkare Kakai và là tiên vương của Neferefre, đây là quan điểm truyền thống của các nhà Ai Cập học.[3] Tuy nhiên, sau những phát hiện khảo cổ vào đầu thập niên 1980, Miroslav Verner lại ủng hộ giả thuyết cho rằng ông là vị vua đã kế vị Neferefre chứ không phải là tiên vương của vị vua này[29].

Bản đồ khu nghĩa trang ở Abusir.[30] Kim tự tháp dang dở được cho là của Shepseskare.[31] Đường vạch đỏ chỉ về hướng Heliopolis.[32]

Để chứng minh cho giả thuyết này, đầu tiên Verner nhấn mạnh đến sự hiện diện của một vài vết dấu triện bằng đất sét có khắc tên Horus của Shepseskare là "Sekhemkaw" (có nghĩa là "Sự hiện diện của Ngài thật uy quyền") ở khu vực lâu đời nhất trong ngôi đền tang lễ của Neferere, vốn vẫn chưa được xây dựng "cho đến khi Neferefre qua đời"[33][34]. Điều này dường như cho thấy rằng Shepseskare đã cai trị sau chứ không phải là trước triều đại Neferefre[lower-alpha 2][22]. Luận điểm thứ hai mà Verner đưa ra liên quan đến sự thẳng hàng của các kim tự tháp Sahure, Neferirkare Kakai và Neferefre: chúng tạo một đường thẳng hướng về Heliopolis, cũng giống như ba kim tự tháp lớn ở Giza.[32][lower-alpha 3]Ngược lại, kim tự tháp dang dở của Shepseskare lại không nằm trong trục đường hướng tới Heliopolis, điều này giúp củng cố giả thuyết cho rằng kim tự tháp của Neferefre đã tồn tại từ trước khi kim tự tháp của Shepseskare bắt đầu được xây dựng.[36] Cuối cùng, Verner nhận định rằng Neferefre vốn được biết đến là người con trai cả của Neferirkare[36]và ông ta ở độ tuổi khoảng 20 [35]vào lúc vua cha của ông ta qua đời vì thế ông ta là người có nhiều khả năng nhất để kế thừa ngai vàng. Do đó, Shespeskare có lẽ đã chiếm đoạt ngai vàng sau khi Neferefre qua đời. Và bởi vì Shepseskare được xem như là tiên vương của Neferefre trong bản danh sách vua Saqqara, Verner lại lưu ý rằng "sự khác biệt nhỏ này có thể là do tình hình chính trị hỗn loạn vào thời điểm đó và những tranh chấp quyền lực dưới vương triều này"[34]

Niên đại

Trong hai bài báo được xuất bản vào năm 2000 và 2001,[37][38] Verner cho rằng Shepseskare chỉ cai trị có vài tháng là cùng, điều này hoàn toàn đối lập với những gì Manetho ghi lại, nó giống với một giả thuyết trước đó từng được nhà khảo cổ học người Pháp Nicolas Grimal đề xuất vào năm 1988.[39] Kết luận của Verner căn cứ trên những bằng chứng khảo cổ học, đặc biệt là kim tự tháp dự tính của Shepseskare ở Abusir. Verner nhấn mạnh vào quá trình xây dựng kim tự tháp này,

đã bị gián đoạn và tương ứng với khối lượng công việc của vài tuần, có lẽ không quá một hoặc hai tháng. Trên thực tế, nơi đây đã được san phẳng và hố khai quật này cho thấy quá trình xây dựng căn phòng mai táng ngầm mới chỉ bắt đầu. Hơn nữa, chủ nhân của công trình này rõ ràng muốn chứng minh mối quan hệ của ông ta với Sahure hoặc Userkaf bằng cách lựa chọn địa điểm (nằm ở đoạn giữa kim tự tháp của Sahure với ngôi đền mặt trời của Userkaf). Về lý thuyết, chỉ có hai vị vua của vương triều thứ năm chưa thể xác định được kim tự tháp của họ mà có thể được xem xét - Shepseskara hoặc Menkauhor. Tuy nhiên, theo một số ghi chép đương thời, Menkauhor... có thể đã hoàn thành kim tự tháp (của ông ta) ở một nơi khác, ở phía Bắc Saqqara hoặc Dahshur. Do đó, Shepseskara dường như là chủ nhân của phần nền móng chưa hoàn thiện dành cho một kim tự tháp ở phía bắc Abusir. Dù sao đi nữa, chủ nhân của phần nền móng này [Shepseskare] chắc hẳn đã cai trị trong một khoảng thời gian rất ngắn.[40]

Năm 2008, dưới sự chỉ đạo của Zahi Hawass, các nhà khảo cổ học đã tái khai quật lại Kim tự tháp không đầuSaqqara và cho rằng kim tự tháp này thuộc về Menkauhor Kaiu, điều này giúp củng cố cho quan điểm của Verner đó là kim tự tháp dang dở tại Abusir thuộc về Shepseskare[41][42].

Không giống như các vị vua khác của vương triều thứ năm, tên của Shepseskare không xuất hiện trong bất cứ tên riêng nào của thần dân vào thời điểm đó cũng như tên của bất cứ điền trang tang lễ nào.[43][44]Tên của ông cũng không xuất hiện trong các tước hiệu và tiểu sử của các quan lại triều đình.[2][44]Ví dụ như tấm bia mộ của viên quan thuộc vương triều thứ năm là Khau-Ptah có liệt kê một loạt các vị vua mà ông ta từng phụng sự đó là Sahure, Neferirkare, Neferefre và Nyuserre.[45][46]Sự thiếu vắng tên của Shepseskare nằm giữa tên của Neferirkare và Neferefre hoặc giữa Neferefre và Nyuserre,[45][46]cho thấy rằng triều đại ông chắc chắn phải rất ngắn ngủi.[33]Bởi vì tác phẩm Aegyptiaca của Manetho có niên đại là vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, văn bản đương thời này của Khau-Ptah có thể được nhìn nhận như là một tham chiếu chính xác hơn về tình hình chính trị dưới vương triều thứ Năm.

Các luận điểm của Verner cùng với việc có quá ít các hiện vật được cho là thuộc về Shepseskare giờ đây đã thuyết phục được nhiều nhà Ai Cập học như Darrell Baker và Erik Hornung, rằng triều đại của Shepseskare vô cùng ngắn ngủi[3][4].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Shepseskare http://www.nysun.com/foreign/archaeologists-uncove... http://in.reuters.com/article/2008/06/05/idINIndia... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/AS%202000_mensi.... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/mariette18... http://archive.org/details/AncientEgyptianChronolo... http://archive.org/details/annalesduservice15egypu... http://archive.org/details/historyofegyptvo034985m... http://www.gizapyramids.org/pdf_library/verner_arc... http://www.metmuseum.org/about-the-museum/press-ro... http://www.metmuseum.org/research/metpublications/...